Kiểm soát bản thân, tuân thủ kỷ luật là bản năng của kẻ mạnh
Vào những ngày nghỉ lễ, có người tận dụng cơ hội này để ngủ, có người lựa chọn du lịch, có ngưỡng lãng phí cả ngày để chơi game, có người ôm điện thoại di động lướt mạng một cách vô bổ. Nhưng, cũng có một số người vẫn tuân theo một lịch trình đều đặn, đi ngủ đúng giờ, dậy sớm, tập thể dục, đọc sách, làm việc. Họ tiếp tục tiến lên theo đúng mục tiêu đã đặt ra.
“Biết kiểm soát bản thân là bản năng của kẻ mạnh” – Bernard Shaw.
Liễu Truyền Chí, người sáng lập Lenovo, Trung Quốc là người “truyền cảm hứng cho người khác” với cách “quản lý bản thân” của ông. Ông nổi tiếng trong ngành với tính “kỷ luật tự giác” cao độ.
Nửa đầu năm 2007, giới kinh doanh Ôn Châu mời Liễu Truyền Chí đến “giao lưu”. Đúng lúc gặp cơn mưa lớn ở Ôn Châu, máy bay của Liễu Truyền Chí đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Thượng Hải. Nhân viên đề nghị sẽ khởi hành máy bay đến Ôn Châu vào sáng hôm sau, nhưng Liễu Truyền Chí không đồng ý, lo lắng máy bay lỡ bị hoãn vào ngày hôm sau, không thể đến địa điểm đúng giờ, vì vậy ông đã nhờ người tìm một chiếc xe ô tô xuất phát ngay trong đêm. Khi Liễu Truyền Chí xuất hiện tại Ôn Châu vào lúc 6h sáng với đôi mắt đỏ hoe, các doanh nhân ở đó đã vô cùng xúc động.
Sự tự giác về thời gian của Lưu Truyền Chí cũng phản ánh thái độ của ông đối với công việc và cuộc sống.
Rất nhiều người không ngừng lập Flag, nào là phải dậy sớm, giảm cân, học hành… họ lên nhiều lịch trình khác nhau mỗi ngày. Ngày đầu tiên, họ hoàn thành mọi thứ trong danh sách. Ngày thứ hai, bắt đầu kiếm cớ để hoàn thành một cách có chọn lọc một vài mục trong danh sách. Đến ngày thứ ba, không thể bám sát nó, và cuối cùng, danh sách đã trở thành giấy vụn. Tại sao hầu hết mọi người khó đạt được kỷ luật tự giác, lý do là gì?
Có một người không chỉ là nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ, nhà tư tưởng mà còn nói được cách phát âm của năm nước, phát minh ra cột thu lôi và soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, ông chính là Benjamin Franklin. Mỗi người, ai cũng đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Phương pháp nào giúp ông trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, còn chúng ta thì tới ngủ sớm và thức dậy sớm cũng không làm được?
Khoảng cách lớn nhất giữa người bình thường và người xuất chúng là gì? Đó có phải là sự thông minh? Là năng lực hay không? Hay là những phẩm chất khác. Tôi đã từ từ tìm thấy câu trả lời trong cuốn “Học một chút khả năng tự chủ vượt trội mỗi ngày” (bản tiếng Trung). Cuốn sách này được viết dựa trên những câu nói dí dỏm của nhà cố vấn tinh thần và bậc thầy thành công thế kỷ 20, Dale Carnegie, nội dung là sự kết hợp với nhiều trường hợp điển hình trong cuộc sống, giải thích các kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả và thiết thực cũng như phương pháp rèn luyện ý chí.
Theo đó, Benjamin Franklin đã thiết lập một danh sách thời gian, không khác nhiều so với danh sách thời gian của chúng ta, và thậm chí còn đơn giản hơn của chúng ta.
Sáng sớm 5h-7h: Dậy, tắm rửa, cầu nguyện, lên kế hoạch cho những việc trong ngày, đọc sách, ăn sáng;
8h-11h: Làm việc và nghiêm túc hoàn thành kế hoạch làm việc đã lập;
12h-13h: Đọc hoặc kiểm tra các dự án, ăn trưa;
14h-17h: Làm việc, hoàn thành công việc còn dang dở càng sớm càng tốt, kiểm tra cẩn thận các công việc đã hoàn thành;
18h-21h: Sắp xếp đồ lặt vặt, trả đồ về chỗ cũ, ăn tối, giải trí, tự ngẫm lại bản thân, câu hỏi suy nghĩ: “Hôm nay mình đã làm được điều ý nghĩa gì?”;
22h-4h: Nghỉ ngơi.
Franklin tin rằng xuất sắc là một thói quen, cần phải để thói quen tốt song hành với chúng ta cả đời, có vậy mới có được một đời thành công.
Bạn có thể nói rằng mình không có khả năng phát triển tính tự giác và thói quen như vậy.
Lý do không tự kỷ luật không phải vì không đủ khả năng hay tính kiên trì, mà là vì tính cách. Chìa khóa thành công không nằm ở khả năng mà là sự tự giác kỷ luật. Franklin từng nói rằng những thành tựu trong cuộc sống của ông được hưởng lợi từ 12 nguyên tắc được bồi dưỡng khi ông còn trẻ, và tính cách được phát triển thông qua việc rèn luyện 12 nguyên tắc ấy quyết định sự thành công.
Muốn kỷ luật tự giác, trước hết chúng ta phải biết kỷ luật tự giác là gì?
Người ta thường tin rằng tự giác kỷ luật là kiên trì, nhưng kiên trì không phải là một loại khả năng, tự giác kỷ luật là một loại tính cách được phát triển thông qua sự phát triển của các thói quen và các nguyên tắc rèn luyện bản thân. Có nguyên tắc ra sao sẽ có tính cách như vậy, có tính cách ra sao, sẽ kỷ luật tự giác như vậy.
12 nguyên tắc của Franklin:
• Tiết chế: Ăn không quá no, uống rượu không quá chén;
• Im lặng: Không nói bất cứ điều gì không có tác dụng và giá trị đối với người khác;
• Có thứ tự: Thực hiện công việc một cách có kế hoạch, hoàn thành công việc có thứ tự, tránh hụt ý chí, làm việc phải biết ưu tiên nặng nhẹ;
• Quyết tâm: Đã quyết tâm thì phải làm cho tốt, phải kiên trì việc đã quyết tâm làm;
• Tiết kiệm: Tiêu tiền có ý nghĩa và có giá trị cho người khác hoặc cho chính mình, tránh lãng phí;
• Siêng năng: Dành thời gian cho những việc quan trọng nhất, không lãng phí thời gian;
• Chân thành: Không lanh vặt, không lừa dối mọi người, có một tâm hồn trong sáng và công bằng;
• Công bằng: Không làm những việc bất lợi cho người khác, không vụ lợi, không làm những việc hại người khác có lợi cho bản thân;
• Sạch sẽ: Cơ thể, quần áo cần sạch sẽ mọi lúc mọi nơi;
• Bình tĩnh: Đừng hoảng sợ vì những chuyện vặt vãnh;
• Khiêm tốn: noi gương Chúa Giêsu và Socrates.
Nhiều người trong chúng ta không thể đạt được kỷ luật tự giác vì không có nguyên tắc. Bằng cách rèn luyện bản thân tuân theo 12 nguyên tắc, chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình.
Danh sách tương tự chỉ có thể được hoàn thành bởi những người có kỷ luật tự giác. Làm thế nào để bồi dưỡng các nguyên tắc một tính cách kỷ luật tự giác?
Có bốn nguyên tắc sống giúp thiết lập và bồi dưỡng tính tự kỷ luật được đúc kết trong cuốn “Học một chút khả năng tự chủ vượt trội mỗi ngày” (bản tiếng Trung):
• Thiết lập các nguyên tắc xử lý cảm xúc
Cảm xúc là gì? Tại sao con người có cảm xúc?
Cảm xúc là phản ứng trực tiếp, cảm xúc trực quan và rõ ràng nhất mà không cần sử dụng đến bộ não của con người với sự vật. Nói một cách đơn giản, khi nhu cầu của một người không được đáp ứng, cảm xúc sẽ xuất hiện.
Giống như nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu xem TV và nghịch điện thoại của con bạn, con bạn sẽ khóc.
Cảm xúc xấu có thể dễ lan tỏa, dù là ở nơi làm việc hay ở nhà, nếu không giải quyết được cảm xúc, kết cục tồi tệ sẽ xuất hiện.
Hiệu ứng đá mèo là kết quả của quá trình xử lý cảm xúc kém. Và tình huống này cũng thường xuyên xảy ra xung quanh chúng ta, sau khi bị tổ trưởng phê bình thì trở về nhà thở dài tức tối, lúc này con lại làm ầm lên nên mắng trẻ, trẻ tức giận với bạn, lúc này, chống nghe thấy bực mình, vậy là lại nhảy vào nói bạn, tiếp theo là cuộc chiến vợ chồng, và hậu quả nghiêm trọng thậm chí còn dẫn tới động tay động chân.
Làm thế nào để đối phó với cảm xúc? Căn nguyên của cảm xúc là những nhu cầu không được thỏa mãn, vì vậy, hãy tự hỏi bản thân ba câu hỏi:
• Cảm xúc hiện tại xảy ra do nhu cầu nào không được đáp ứng?
• Duy trì cảm xúc hiện tại liệu có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân?
• Mục tiêu của tôi là đạt được nhu cầu hay làm cho bản thân tức giận, nóng nảy? Thay vào đó, tôi có thể làm gì để đạt được nhu cầu mục tiêu của mình?
Hãy trau dồi khả năng đối phó với những cảm xúc xấu của bản thân để không chuyển cảm xúc của mình sang những người xung quanh.
• Nguyên tắc thiết lập một tiêu chuẩn thành công mới
Muốn thành công trong một sớm một chiều, đó là trạng thái bình thường của chúng ta, và chúng ta không có hiểu biết đúng về thành công. Muốn thành công thì trước hết phải hành động, nhưng lại sợ làm dở nên không dám làm, nhất thời không đạt được điều mình muốn thì lại từ bỏ.
Xác định lại các tiêu chí để thành công: Thành công là một trạng thái, là kết quả của việc giải quyết vấn đề. Hãy kéo dài thời gian dẫn đến thành công thay vì theo đuổi một kết quả ngắn hạn. Ví dụ như học tiếng Anh, thấy những người khác nói tiếng Anh trôi chảy, nhất thời hưng phấn đăng ký đi học các trung tâm giao tiếp một cách rất ngẫu hứng. Sau một thời gian học, phát hiện ra rằng mình vẫn không thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy, vậy là chán nản rồi từ bỏ. Cái gọi là thành công tuyệt đối không thể xuất hiện thông qua những nỗ lực ngắn hạn.
• Nguyên tắc thiết lập giá trị vị tha
Chỉ khi nhìn thấy điều tốt của người khác, bạn mới có thể ngày càng tốt hơn. Di Lặc nói: “Trong lòng có Phật, nhìn ai cũng là Phật.” Thế giới là một tấm gương, khi bạn nhìn vào nó và mỉm cười, tất cả những gì bạn thấy là những khuôn mặt tươi cười.
Sử dụng giá trị vị tha để giúp người khác nhận ra giá trị của họ, giúp người khác phát triển, bạn mới có thể nhận lại được giá trị của chính mình.
• Thiết lập các nguyên tắc về phương hướng chung của cuộc sống và phát triển 12 nguyên tắc của Franklin
Những thói quen xấu không dễ thay đổi, bạn chỉ có thể hình thành những thói quen mới để thay thế chúng. Phát triển một thói quen trong một tuần, rồi sau đó phát triển thói quen tiếp theo.
Tất cả các thói quen xấu đều là thói quen không cần tốn năng lượng để hình thành và phát triển, ví dụ như thức đêm xem phim truyền hình, chơi game, ngủ nướng… Tuy nhiên, những thói quen tốt cần có năng lượng để duy trì, chẳng hạn như đi ngủ sớm và dậy sớm, đọc sách và giữ dáng… Vì vậy, một thói quen tốt cần bạn không ngừng lặp lại, nếu không sau một khoảng thời gian, nó sẽ dần bị bỏ quên.