3 bước lên kế hoạch cho công việc tương lai

Sinh viên sắp sửa chuẩn bị ra trường hay những người còn đang phân vân không biết chọn ngành nghề công việc nào phù hợp với bản thân để làm trong xã hội có quá nhiều ngành nghề khác nhau. 

Sinh viên sắp sửa chuẩn bị ra trường hay những người còn đang phân vân không biết chọn ngành nghề công việc nào phù hợp với bản thân để làm trong xã hội có quá nhiều ngành nghề khác nhau. Có rất nhiều câu hỏi “Làm sao để biết ngành này có hợp với mình không? Thế vị trí mà mọi người hay nói rốt cuộc là sẽ phải làm những gì? Mình cần trau dồi gì thêm để chuẩn bị theo vị trí này tốt hơn?”. Bài viết dưới đây, Bemecmedia sẽ giúp các bạn trả lời được các câu hỏi trên và có một cái nhìn tổng quan về cách lên kế hoạch cho công việc tương lai:

Để lên kế hoạch cho công việc tương lai, bạn có thể thực hiện những bước sau đây:

Bước 1. Đánh giá phù hợp với ngành nghề

Sở thích và đam mê: Xác định những lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm và thích thú. Nếu bạn có đam mê với một ngành nghề, khả năng cao bạn sẽ có động lực để phát triển trong lĩnh vực đó.

Bước 2. Hiểu vị trí công việc

Sau bước 1 khi bạn đã biết mình thích lĩnh vực ngành nghề nào nhất, thì sau đó hãy tìm hiểu kĩ hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu công việc của vị trí đó. Điều này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các task (nhiệm vụ) mà bạn sẽ phải thực hiện và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc đó để xem cuối cùng bạn có phù hợp với vị trí đó không.

-           Hãy tìm đọc JD (job description) là bản miêu tả vị trí công việc bạn muốn làm trên các trang tuyển dụng.

Các trang tuyển dụng việc làm uy tín là: Glint, Ybox.vn, Advertisingvietnam (mục Job), TopCV, LinkedIn.

Thông thường, trong các JD sẽ ghi rõ số năm kinh nghiệm yêu cầu ở mục Requirements (mục yêu cầu bắt buộc). Do vậy bạn chỉ cần nhìn vào đây là sẽ biết được số năm trung bình để thăng tiến lên các vị trí tương ứng.

Ví dụ: Nếu HR (human resources-nhà tuyển dụng) hỏi “mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì?” bạn có thể trả lời là “muốn trở thành senior (nhân viên cao cấp, nhiều kinh nghiệm) ở lĩnh vực bạn thích”. Vì trung bình thì cần 5-7 năm để lên được vị trí senior.

-           Tự tạo file career path (lộ trình thăng tiến) của riêng bạn

Ở Agency, công việc thường được chia thành 4 cấp là intern (hoặc fresher), junior, senior và director. Tùy ngành mà có thể chia khác. Các bạn cứ search tên vị trí như recruiter, copywriter… và tìm một lúc sẽ thấy các tin tuyển dụng ghi kèm level như copywriter intern… Hãy tìm hiểu xem bạn muốn làm ở vị trí nào nhất rồi sau đó xem JD, bạn hãy chú ý ghi chép lại bằng cách lập một file Google sheet, chia thành 6 cột lần lượt là:

•           Cột 1: Description (mô tả công việc): Ở đây sẽ ghi lại các công việc mà vị trí đó yêu cầu.

Ví dụ như content writer sẽ có nhiệm vụ viết bài trên các nền tảng mạng xã hội, lên kế hoạch content, làm việc với các phòng ban xyz...

•           Cột 2: Hard skills requirement (yêu cầu các kỹ năng cứng, bắt buộc): Cột này để ghi các kỹ năng cứng hoặc các kiến thức được yêu cầu.

Ví dụ tiếp với content writer, ở đây sẽ có yêu cầu viết đúng chính tả, văn phong tự nhiên mượt mà hợp với từng loại nền tảng, hoặc bạn có thể được yêu cầu thêm tư duy thiết kế để brief ảnh cho designer chẳng hạn.

•           Cột 3: Soft skills requirement (yêu cầu các kỹ năng mềm khác): Ở đây sẽ bao gồm các kỹ năng mềm

Ví dụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng đàm phát, kỹ năng thuyết trình...

•           Cột 4: Language skill (kỹ năng ngoại ngữ): Ở đây sẽ ghi chú các yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ.

Ví dụ các công ty nước ngoài sẽ yêu cầu có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt...

•           Cột 5: What to improve: Sau khi hoàn thành 4 cột trước, bạn sẽ cần đối chiếu với bản thân và xem xét mình còn yếu kỹ năng nào và ghi lại để cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể note các kỹ năng được yêu cầu thêm/nâng cao thêm khi muốn lên level.

Ví dụ từ junior lên senior thì sẽ đòi hỏi việc bạn có thể cân được một dự án một mình chẳng hạn.

•           Cột 6: JD samples (mẫu mô tả công việc): Ở đây sẽ trích lại link của các mẫu JD mà trước đó các bạn đã tham khảo. Các bạn có thể thay phần này thành Note để ghi chú thêm những điều khác.

Bước 3: Trau dồi kỹ năng và chuẩn bị

Sau khi đã hiểu rõ về vị trí công việc, bạn có thể chuẩn bị bằng cách học và cải thiện bản thân. Mẹo nhỏ để có thể trau dồi kỹ năng và chuẩn bị kĩ hơn đó là đọc sách, blog (tìm kiếm trên Google) và có thể đi thực tập hay tham gia khóa học, đào tạo, hoặc tiếp tục học tập trong ngành nghề liên quan.

Tóm lại, để lên kế hoạch cho công việc tương lai, bạn cần đánh giá phù hợp với ngành nghề, hiểu vị trí công việc cụ thể và trau dồi kỹ năng và chuẩn bị một cách thích hợp. Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn, nhưng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu công việc của mình.

Ước mơ hay mục tiêu mà không có kế hoạch thì không thể thành sự thật. Vậy nên hy vọng sau bài viết trên, Bemecmedia có thể phần nào giúp các bạn có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng hơn cũng như là có kế hoạch hơn cho công việc của bản thân nhé.

Bemecmedia.vn