OKRs: Lợi ích thế nào cho doanh nghiệp trong doanh nghiệp

Mục tiêu và Kết quả then chốt (OKRs) là phương pháp giúp tăng hiệu quả và sự gắn kết bằng cách cho phép các nhà quản lý tìm ra thành viên nào trong nhóm làm việc tích cực hay không.

Theo phương thức truyền thống, các công ty thường đặt ra các mục tiêu cao cấp vào đầu năm, và hẳn nhiên, mọi người sẽ quên chúng trong vòng một tháng. Điều này dẫn đến việc quản lý thụ động, bởi vì nó trở nên khó khăn cho các nhà lãnh đạo để đo lường và theo dõi tiến bộ và thành công của họ. Điều này cũng thách thức các nhà quản lý và điều hành làm thế nào biết được nhóm nào hoặc cá nhân nào đã đạt được, sắp đạt hoặc không đạt được. Hơn nữa, việc gắn kết các nhóm/ cá nhân khác nhau vào các mục tiêu cao nhất trở nên khó khăn, vì vậy các thành viên cảm thấy bị ngắt kết nối từ dưới lên trên; không có sự kết nối rõ ràng giữa họ với tổ chức. Nếu cứ làm theo phương thức truyền thống như vậy, thực sự rất khó để xây dựng một mô hình doanh nghiệp có thể đo lường được, dự đoán được và lặp lại được.

15 lợi ích của việc áp dụng OKRs trong doanh nghiệp

Để giải quyết vấn đề trên, các công ty đã cố gắng thiết lập mục tiêu bằng Microsoft PowerPoint hoặc Excel, Google Docs, sau đó truyền đạt các mục tiêu này qua email. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất tĩnh, và nhiều công ty không có khả năng quản lý và theo dõi tiến độ với cách tiệp cận này. Hơn nữa, các chiến thuật này cũng không thành công trong việc thúc đẩy thành tích hay kết quả. Các mục tiêu không được công khai và rõ ràng hoặc không hiển thị cho mọi người theo thời gian thực, nên nhân viên không thể cập nhật tiến độ thường xuyên. Kết quả là họ không có đủ phương tiện để có thể kết nối công việc của họ với những mục tiêu không nhìn thấy được.

Mục tiêu và Kết quả then chốt (OKRs) là phương pháp giúp tăng hiệu quả và sự gắn kết bằng cách cho phép các nhà quản lý tìm ra thành viên nào trong nhóm làm việc tích cực hay không. Phương pháp này cho phép người dùng có thể dễ dàng kiểm tra mục tiêu OKR hàng tuần. Các nhà quản lý cũng có thể nhìn thấy nhân viên nào đang đạt được hoặc những người không đạt được mục tiêu OKR của họ. Với iHCM, các nhà quản lý của công ty có thể xây dựng một đội ngũ hiệu năng cao nhất bằng cách trao quyền và gắn kết nhân viên để họ sẽ làm việc tốt hơn.

Những công ty sử dụng OKRs

Trong danh sách trên, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra một số tên tuổi nổi tiếng như Google, Facebook. Bạn có biết trước khi áp dụng OKRs vào những năm 90, Google chỉ là một công ty đang trong giai đoạn Startup? OKRs giúp lãnh đạo của Google xây dựng một chiến lược gắn kết mục tiêu của từng nhân viên, từng nhóm với mục tiêu của phòng ban, bộ phận, cao nhất là mục tiêu của công ty, theo dõi, giám sát, đo lường nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.

Dưới đây là một vài lý do lý giải tại sao các doanh nghiệp nên xem xét ứng dụng OKRs trong tổ chức của mình.

1. Hiệp đồng và kết nối tất cả nhân viên với mục đích của công ty

2. Đưa ra định hướng rõ ràng tới từng nhóm và từng cá nhân

3. Tăng năng suất thông qua tập trung vào các mục tiêu

4. Theo dõi thường xuyên tiến độ mục tiêu

5. Có những quyết định hiệu quả và kịp thời hơn

6. Đạt được sự đo lường, trách nhiệm giải trình và sự minh bạch

7. Cập nhật thường xuyên tiến độ hàng tuần, qua đó có được tầm nhìn và thống kê

8. Theo dõi tiến triển của mục tiêu phù hợp với tầm nhìn, chiến lược và ưu tiên hàng đầu của công ty

9. Có hiệu quả trong việc xác định các mục tiêu rõ ràng và cụ thể

10. Quản lý quá trình thực hiện và hoàn thành với trách nhiệm giải trình, minh bạch

11. Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho mỗi cá nhân thông qua quá trình thiết lập mục tiêu

12. Tăng cái nhìn sâu sắc và tính minh bạch trong toàn tổ chức cho giám đốc điều hành cấp cao nhất

13. Phân tích nguyên nhân gốc rễ của lý do tại sao các mục tiêu không đạt được

14. Cải tiến việc phân bổ và quản lý nguồn lực

15. Bao quát các chức năng phụ thuộc chéo giữa các nhóm